Thứ Ba, 22 tháng 6, 2010

CHƯƠNG IV: CÁC CẶP PHẠM TRÙ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Chương 3:
Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật
(Hay còn gọi là những quy luật không cơ bản)

1. Một số vấn đề chung về phạm trù
1.1. Định nghĩa phạm trù và phạm trù triết học
Phạm trù là những khái niệm chung, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung cơ bản nhất của các sự vật, hiện tượng nhất định.
VD: Khi nói đến phạm trù “Động vật” thì bao gồm nhiều loại như: heo, trâu, bò, chim, cá…..
Do đối tượng nghiên cứu chi phối, mỗi bộ môn khoa học có một hệ thống phạm trù riêng của mình.
VD: Trong toán học có phạm trù "số", "hình", "điểm", "mặt phẳng", "hàm số",v.v.. Trong vật lý học có các phạm trù "khối lượng", "vận tốc", "gia tốc", "lực",v.v.. Trong kinh tế học có các phạm trù "hàng hoá", "giá trị", "giá cả", "tiền tệ", "lợi nhuận", v.v..
Phạm trù triết học là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản, phổ biến nhất không của riêng một lĩnh vực, hiện thực nào, mà phản ánh của toàn bộ thế giới hiện thực nói chung bao gồm cả tự nhiên, xã hội, tư duy.
VD: Bất cứ sư vật hiện tượng nào (sinh học, kinh tế học….) đều có nguyên nhân xuất hiện, đều ở trong trạng thái vận động, phát triển, thống nhất chung và riêng…..
VD: "vật chất", "ý thức", "vận động", "đứng im", "mâu thuẫn", "số lượng", "chất lượng", "nguyên nhân", "kết quả", v.v..
Giữa phạm trù của triết học và phạm trù của các khoa học cụ thể có mối quan hệ biện chứng với nhau. Đó là quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
Các trường phái triết học khác nhau đã giải thích vấn đề bản chất của phạm trù theo những cách khác nhau:
Phái duy thực: coi phạm trù là những bản chất ý niệm , tồn tại ở bên ngoài và độc lập với ý niệm ở loài người.
Phái duy danh: Coi phạm trù chỉ là những từ trống rỗng, không biểu hiện một cái gì cả.
Theo Kant và những người thuộc phái của ông: coi phạm trù không phải là sự phản ánh nào đó của hiện thực, mà là nhữn hình thức nhận biết tồn tại vốn có sẵn của tư duy con người, có trước mọi kinh nghiệm và không phụ thuộc vào kinh nghiệm, được lý trí con người đưa vào giới tự nhiên.
Chủ nghĩa DVBC cho rằng: các phạm trù được hình thành trong quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Lênin cho rằng: các phạm trù là những bậc thang của quá trình nhận thức.
Con đường hình thành các phạm trù:
- Các phạm trù được hình thành bằng con đường khái quát hoá, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có bên trong của bản thân sự vật. Vì vậy nội dung của nó mang tính khách quan, bị thế giới khách quan quy định, mặc dù hình thức thể hiện của nó là chủ quan. V.I.Lênin viết: "Những khái niệm của con người là chủ quan trong tính trừu tượng của chúng, trong sự tách rời của chúng, nhưng là khách quan trong chỉnh thể, trong quá trình, trong kết cuộc, trong khuynh hướng, trong nguồn gốc".
VD: Khi nói đến cây lúa người ta biết nó có thân mềm, lá dài, rễ chùm….. Thực vật gồm: lúa, ổi, soài, cóc…. Động vật gồm: gà, heo, trâu, bò…. Thực vật và động vật nói chung gọi là sinh vật có sự sống (Hữu cơ). Thế giới hữu cơ và vô cơ còn có tên gọi chung là Vật chất.
Vậy, Phạm trù triết học được hiểu theo nghĩa chung nhất ở thế giới vật chất theo nghĩa triết học.
Bất kỳ sự vật nào thì quan trọng nhất vẫn là nội dung tri thức mà con người gởi gắm vào nó. Là yếu tố quan trong nhất để quyết định sự vật chứ không phải là vẻ bề ngoài của nó.
Phạm trù triết học đi với nhau thành từng cặp một. Ta cùng tìm hiểu từng cặp phạm trù:

NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ

1) Khái niệm:
Phạm trù nguyên nhân và kết quả phản ánh mối quan hệ sản sinh ra nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.
- Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó.
VD: Sự tương tác giữa mặt trời và trái đất là nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi quả đất
VD: Sự tương tác giữa dòng điện với dây dẫn là nguyên nhân làm cho bòng đén phát sáng.
- Kết quả là những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sư vật với nhau gây ra.
VD: Thời tiết nóng bức trong những ngày này sẽ dẫn đến kết quả là dễ gây ra bệnh cho con người.
VD: Gieo gió gặp bão; có công mài sặt có ngày nên kim; ở hiền gặp lành…
VD: Cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là nguyên nhân đưa đến kết quả là cuộc cách mạng vô sản nổ ra
Tính chất của mối liên hệ nhân quả
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ biến, tính tất yếu.
Tính khách quan: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Dù con người biết hay không biết, thì các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định.
VD: Sinh viên mà không chịu học bài sẽ dẫn đến kết quả học tập kém….
Theo Hêghen: “Cái gì hữu lý thì tồn tại thực sự và cái gì tồn tại thực sự đều là những cái hữu lý”
Engels nhấn mạnh: “Hoạt động của con người là hòn đá thử vàng của tính nhân quả”
Tính phổ biến: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội và cả trong tư duy con người đều có nguyên nhân nhất định gây ra. Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi. Không nên đồng nhất vấn đề nhận thức của con người về mối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại của mối liên hệ đó trong hiện thực.
VD: Nước chảy đá mòn;
VD: Sự phát triển công nghiệp bừa bãi sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước….
Tính tất yếu: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau.
VD: Nước ở áp xuất 1 Átmốtphe luôn luôn sô ở 100 độ C…
VD: Gieo hạt thóc xuống đất sẽ cho ra cây lúa chứ không phải ngô hay khoai…
Tuy nhiên trong thực tế không thể có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau. Do vậy tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trên thực tế phải được hiểu là: Nguyên nhân tác động trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau bấy nhiêu.
2. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
- Nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện và bắt đầu tác động.
VD: Phản ứng Hidro tác động Ôxi sinh ra nước…..
VD: Lao động là nguyên nhân và con người là kết quả
VD: Sự vận động vũ trụ sinh ra vụ nổ lớn, sinh ra trạng thái hiện tại của vũ trụ đó là quá trình của nhiều tỉ năm.
VD: Sự đua đòi vật chất dẫn đến suy đồi về đạo đức….
Tuy nhiên không phải hai hiện tượng nào nối tiếp nhau về mặt thời gian cũng là quan hệ nhân quả.
VD: Ngày kế tiếp đêm, mùa hè kế tiếp mùa xuân, sấm kế tiếp chớp,v.v,
- Mối quan hệ nhân quả chỉ có thể thực hiện trong những điều kiện ràng buộc nhất định chứ không phải trong mọi điều kiện
VD: Nước sô ở nhiệt độ 100 độ C nhưng có nơi đặc biệt nó sẽ sôi ở nhiệt độ 83 độ C
Điều đó cho thấy: nguyên nhân giống, hoàn cảnh giống thì kết quả giống. Nguyên nhân giống, điều kiện khác thì kết quả khác.
Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ.
Nguyên nhân quyết định sinh ra kết quả
Nguyên cớ không sinh ra kết quả (mặc dù nó xuất hiện cùng với nguyên nhân) nhưng nó có mối liên hệ nhân quả, đó là mối liên hệ không bản chất, mối liên hệ hời hợt…. Nguyên cớ là lý lẽ của những kẻ ngụy biện. Đôi khi nguyên cớ cũng là lý do cho nhiều sự kiện lịch sử lớn lao.
VD: Cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, Mỹ đã đã sử dụng chiến hạm để tạo nguyên cớ đánh bom miền Bắc nước ta.
VD: Trong chiến tranh Irac, Mỹ cho rằng Irac có vũ khí hủy diệt để tạo cớ đánh để khống chế rốn dầu thế giới….
- Một kết quả không phải do một nguyên nhân gây ra mà do nhiều nguyên nhân, nhiều mối liên hệ phức tạp gây ra. Đồng thời một nguyên nhân cũng có thể sinh ra không phải một mà nhiều kết quả khác nhau. Xét về mặt bản chất đó là mối quan hệ phức tạp.
VD: Cuộc kháng chiến chống Mỹ thành công do nhiều nguyên nhân như: truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, đường lối chiến tranh nhân dân, Tinh thần kỷ luật, chiến đấu, có sự viện trợ, ủng hộ củ nước ngoài….
VD: Trả lời câu hỏi vì sao nước ta còn nghèo và lạc hậu? ta thấy có nhiều nguyên nhân như: nguyên nhân chủ quan do chiến tranh; nguyên nhân khách quan do sự kém cỏi trong đường lối lãnh đạo, “sự hẵng hụt về trí tuệ và thể chất”, tham nhũng…..
VD: Mất mùa có thể do hạn hán, có thể do lũ lụt, có thể do sâu bệnh, có thể do chăm bón không đúng kỹ thuật, v.v..
VD: Chặt phá rừng có thể gây ra nhiều hậu quả như: lũ lụt, hạn hán,, thay đổi khí hậu, tiêu diệt một số loài sinh vật….
VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
VD: Bần cùng sinh đạo tặc
- Trong hiện thực khách quan, nguyên nhân và kết quả là một chuỗi vô tận nhân quả. Không có nguyên nhân đầu và cuối, nguyên nhân và kết quả luôn đổi vị trí cho nhau. Kết quả của hiện tượng trước là nguyên nhân của hiện tượng sau.
VD: -> Phản ứng phân hạch -> ánh sáng mặt trời -> quang hợp của cây xanh -> tạo nên chất diệp lục trong là cây -> tạo chất hữu cơ cho cây ->….
- Trong điều kiện nhất định, nguyên nhân và kết quả chuyễn hóa cho nhau
VD: -> Con gà -> quả trứng -> con gà -> quả trứng ->….
Ph.Ăngghen nhận xét rằng: Nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định.
3) Ý nghĩa phương pháp luận:
- Không có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất.
- Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện.
- Vì mối liên hệ nhân quả phức tạp nên phải thận trọng xác định đúng nguyên nhân đẫn đến kết quả.
- Phải thấy tính dây truyền trong mối liên hệ nhân quả.
- Phải nhớ nguyên nhân chủ yếu, bên trong mới là các quy định sinh ra kết quả.
- Trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích.

CẶP PHẠM TRÙ TẤT NHIÊN, NGẪU NHIÊN.
1) Khái niệm:
+ Tất nhiên (necessity) là cái do những nguyên nhân bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong nguyên nhân điều kiện nhất định phải xảy ra như thế chứ ko thể khác được.
VD: Sự tương tác vào hạt giống trong những điều kiện nhất định thì sẽ nảy mầm, thành cây và sinh hoa kết quả.
VD: Trong điều kiện bình thường, một đứa trẻ bình thường không bị dị tật thì sẽ phát triển theo các giai đoạn như bò, đứng, đi….
VD: Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau....
“Xuân Quỳnh”.
+ Ngẫu nhiên (hazard) là cái không do mối quan hệ bản chất bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do sự ngẫu hợp của các hoàn cảnh bên ngoài quyết định do đó nó có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện, xảy ra hoặc không xảy ra, cũng có thể xuất hiện như thế này hoặc xuất hiện như thế khác.
VD: Trong quá trình học tập sinh viên trong ngành điện sẽ trở thành kĩ sư điện nhưng do những điều kiện bên ngoài chi phối làm cho một số người không thể tiếp tục học.
VD: Cũng cùng học khoa Giáo dục Chính trị trường đại học Sài Gòn nhưng do điều kiện, hoàn cảnh và khả năng học tập của mỗi người mà có người ra trường sớm, cũng có người ra trường muộn hơn, cũng có người sau khi ra trường đi dạy và có người sau khi ra trường thì làm trong cơ quan nhà nước….
VD: Đã là nhà tư bản thì tất yếu phải bóc lột sức lao động của công nhân. Điều đó do bản chất quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa quyết định. Nhưng nhà tư bản tiến hành sản xuất cái gì: ô tô, vải vóc hay vũ khí, chất độc, và bóc lột công nhân như thế nào... thì lại là cái ngẫu nhiên vì nó do những nguyên nhân riêng biệt, do những điều kiện cá nhân không thuộc bản chất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa quyết định.
VD: Khi gieo một đồng tiền kim loại thì sẽ xuất hiện một trong hai mặt sấp hoặc ngửa đó là điều tất nhiên. Nhưng việc xuất hiện mặt sấp hay ngửa đó là hoàn toàn ngẫu nhiên….
VD: Sinh, lão, bệnh, tử là “tất nhiên” đối với mỗi người. Song sinh, lão, bệnh, tử vào lúc nào, như thế nào, trong hoàn cảnh nào, lại mang tính “ngẫu nhiên” đối với họ.
VD: Việc sinh sản, qua quá trình giao phối thì sinh ra con trai hay con gái là hoàn toàn ngẫu nhiên. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu người ta thấy rằng nếu hợp tử XX thì sẽ là con gái (hoặc XY là con trai), đây là điều tất nhiên
VD: Gieo hạt ngô xuống đất, hạt ngô sẽ nảy mầm, mọc thành cây và lại do những hạt ngô mới là tất nhiên, nhưng cũng có khi hạt ngô bị chim ăn hoặc bị sâu bệnh phá hoại nên không thể nảy mầm, không thể phát triển thành cây, cho hạt được. Khả năng này do những tác động có tính ngẫu nhiên quy định nên được gọi là ngẫu nhiên.
Trong sự vận động và biến đổi của thế giới vật chất, tính tất nhiên (tất yếu) bảo đảm cho sự thống nhất của tự nhiên , còn tính ngẫu nhiên thì tạo ra sự đa dạng của thế giới đó. Vì vậy, hai tính này luôn có trong mọi sự giải thích khoa học về sự vận động và biến đổi của thế giới vật chất.
Lưu ý
- Cái tất nhiên là cái chung, song không phải mọi cái chung đều là cái tất nhiên.
VD: Trong một đội học sinh đi thi toán quốc tế, các em đều là đoàn viên thanh niên Cộng sản, thì cái chung đoàn viên không phải là cái tất nhiên của đội thi toán mà chỉ là ngẫu nhiên.
VD: Trong một kỳ thi tuyển sinh cao học, tất cả học sinh giỏi đều có nơi sinh cùng một tỉnh là cái chung. Song đây là trường hợp hoàn toàn ngẫu nhiên và cái chung ở đây là cái ngẫu nhiên.
- Chỉ cái chung nào gắn với bản chất của sự vật, mới là hình thức thể hiện của cái tất nhiên.
VD: Thuộc tính biết chế tạo công cụ lao động và có ngôn ngữ là cái chung của con người. Cái chung này đồng thời cũng là cái tất nhiên, vì nó nảy sinh do tác động của bản thân quy luật nội tại của quá trình hình thành con người.
VD: Thuộc tính sống dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang…. Là những biểu hiện chung của loài cá. Đây cũng là điều tất nhiên nhưng là tất nhiên tương đối.
Vậy, câu hỏi đặt ra là việc xuất hiện ngẫu nhiên hay tất nhiên đó có tuân theo quy luật nào không?
Cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều tuân theo quy luật:
+ Tất nhiên tuân theo quy luật động lực là quy luật mà trong đó mối quan hệ qua lại giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ đơn trị, nghĩa là ứng với một nguyên nhân chỉ có một kết quả xác định.
VD: Một bài toán có nhiều cách giải khác nhau nhưng ứng với nó là một kết quả xác định
VD: Nếu biết tốc độ chuyển động và vị trí của vệ tinh nhân tạo ở thời điểm T1 ta có thể xác định được chính xác tốc độ chuyển động và vị trí của nó ở thời điểm T2….
+ Ngẫu nhiên tuân theo quy luật thống kê là quy luật mà trong đó mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ đa trị, tức là ứng với một nguyên nhân có thể là kết quả này cũng có thể là kết quả khác.
VD: Gieo đồng tiền kim loại, mỗi lần gieo đồng tiền sấp hay ngửa là ngẫu nhiên. Song, sau khi nghiên cứu về sự xuất hiện mặt sấp (hoặc ngửa) người ta thấy rằng cái tất nhiên là tổng số mặt sấp (hoặc ngửa) so với tổng số lần gieo là xấp xỉ 1/2. Càng gieo nhiều, tỉ số đó càng tiến gần tới 1/2 (chứ không thể là 2/3 hay 3/4).
VD: Trong một kỳ thi tuyển sinh vào một cơ sở đào tạo, những người đạt loại giỏi đều là những người có nơi sinh cùng một tỉnh. Đây là trường hợp ngẫu nhiên vì cũng có thể sảy ra trường hợp khác, tức là trường hợp các học sinh giỏi đó không cùng sinh một tỉnh….
Friedrich Engels đã khẳng định: “Ở đâu mà sự ngẫu nhiên hình như tác động ở ngoài mặt thì ở đấy, tính ngẫu nhiên ấy luôn luôn bị chi phối bởi những quy luật bị che đậy; và vấn đề chỉ là phát hiện ra những quy luật ấy”.
2) Mối liên hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
+ Tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật
VD: Sinh viên phải học tập.
VD: Trong hoàn cảnh bình thường khi gieo hạt thì cây sẽ nảy mầm và phát triển….
+ Ngẫu nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển, làm cho sự phát triển của sự vật nhanh hay chậm.
VD: Trong quá trình học tập sinh viên bị chi phối bởi nhiều hoàn cảnh như: tiền nhà, bạn bè, ý chí học tập… điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề học tập của sinh viên.
VD: Cây xanh phát triển nhanh hay chậm tùy vào chất dinh dưỡng, chăm bón….
VD: Cá tính của lãnh tụ một phong trào là yếu tố ngẫu nhiên, không quyết định đến xu hướng của phong trào, nhưng lại có ảnh hưởng làm cho phong trào phát triển nhanh hoặc chậm, mức độ sâu sắc của phong trào đạt được như thế nào...
+ Cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông qua vô vàn cái ngẫu nhiên. Cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên đồng thời bổ sung cho cái tất nhiên.
VD: Sự hình thành trái đất là do vụ nổ lớn đó là điều tất nhiên nhưng thông qua vô vàn cái ngẫu nhiên là sự vận động, trao đổi của thế giới tự nhiên. Đồng thời, sự vận động đó là yếu tố cho việc hình thành trái đất…..
VD: Sự phát triển của một cây xanh, khi ta gieo hạt trong điều kiện bình thường thì cây sẽ nảy mầm và phát triển. Nhưng quá trình cây phát triển nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào các yếu tố khác như: nước, không khí, dinh dưỡng….
Ph.Ăngghen nhận xét: Sự xuất hiện các nhân vật xuất sắc trong lịch sử là tất nhiên do nhu cầu xã hội phải giải quyết những nhiệm vụ chín muồi của lịch sử tạo nên. Nhưng nhân vật đó là ai lại không phải cái tất nhiên, vì cái đó không phụ thuộc vào tiến trình chung của lịch sử. Nếu gạt bỏ nhân vật này thì nhân vật khác sẽ xuất hiện thay thế. Người thay thế này có thể tốt hơn hoặc xấu hơn, nhưng cuối cùng nhất định nó phải xuất hiện. Như vậy ở đây cái tất yếu như là khuynh hướng chung của sự phát triển. Khuynh hướng đó không tồn tại thuần tuý, biệt lập, mà được thể hiện dưới hình thức cái ngẫu nhiên. Cái ngẫu nhiên cũng không tồn tại thuần tuý mà luôn là hình thức thể hiện của cái tất nhiên. Trong cái ngẫu nhiên ẩn giấu cái tất yếu.
+ Tất nhiên và ngẫu nhiên không phải là tồn tại vĩnh viễn, chúng có thể chuyển hoá cho nhau, ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có ý nghĩa tương đối.
VD: Việc trao đổi vật này lấy vật khác trong xã hội công xã nguyên thuỷ lúc đầu chỉ là việc ngẫu nhiên. Vì khi đó lực lượng sản xuất thấp kém, mỗi công xã chỉ sản xuất đủ cho riêng mình dùng, chưa có sản phẩm dư thừa. Nhưng về sau, nhờ có sự phân công lao động, kinh nghiệm sản xuất của con người cũng được tích luỹ. Con người đã sản xuất được nhiều sản phẩm hơn, dẫn đến có sản phẩm dư thừa. Khi đó sự trao đổi sản phẩm trở nên thường xuyên hơn và biến thành một hiện tượng tất nhiên của xã hội.
VD: Trong hoạt động tâm sinh lý con người, một người bình thường thì khi trưởng thành tâm sinh lý phát triển xuất hiện tình cảm đối với người khác phái (hay còn gọi là tình yêu) đó là điều tất nhiên. Nhưng yêu ai (hoặc thích ai) đó là điều hoàn toàn ngẫu nhiên.
VD: Con người ta ngủ ai cũng đã từng mơ, giấc mơ xuất hiện là điều tất nhiên trong mỗi người bình thường. Nhưng nội dung của giấc mơ là một điều ngẫu nhiên.
3) Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái tất nhiên nhưng cũng không được bỏ qua hoàn toàn cái ngẫu nhiên.
+ Muốn nhận thức được cái tất nhiên thì phải thông qua cái ngẫu nhiên. Ta chỉ có thể nhận ra cái tất nhiên bằng việc nghiên cứu rất nhiều cái ngẫu nhiên.
Kết Luận:
Vận dụng vào sự phát triển đất nước ta hiện nay. Trong điều kiện đất nước ta trong giai đoạn hiện nay đang phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nếu đường lối phát triển, lý luận đúng và mọi người đều cùng nhau bắt tay vào cùng với Đảng và nhà nước góp phần công sức của mình trong công cuộc đó thì chúng ta sẽ xây dựng đất nước phát triển theo hướng tích cực đó là điều tất nhiên. Nhưng trên thực tế, chúng ta còn bắt gặp nhiều những vẫn đề ngẫu nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của đất nước như: quan liêu, tham nhũng, tri thức kém cỏi…. Những mặt hạn chế này tuy là ngẫu nhiên nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến cái tất nhiên, làm kiềm hãm sự phát triển của đất nước.

BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG
1) Khái niệm:
- Bản chất là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật.
VD: Bản chất của TBCN là bóc lột giá trị thặng dư….
- Hiện tượng là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những mối liên hệ biểu hiện ra bên ngoài của một bản chất nhất định.
VD: Bản chất một nguyên tố hóa học là mối liên hệ giữa điện tử và hạt nhân, còn những tính chất hóa học của nguyên tố đó khi tương tác với các nguyên tố khác là hiện tượng thể hiện ra bên ngoài của mối liên kết giữa điện tử và hạt nhân.
VD: Màu sắc, mùi vị…. của một bông hoa…
VD: Bản chất của CNTB là bóc lột giá trị thặng dư. Nhưng hiện tượng của quan hệ này ra ngoài xã hội là quan hệ bình đẳng, hai bên được tự do thỏa thuận với nhau.
Marx khẳng định: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ”.
Lưu ý:
- Phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung, nhưng không đồng nhất với cái chung. Có cái chung là bản chất, nhưng có cái chung không phải là bản chất.
VD: Mọi người đều là sản phẩm tổng hợp của các quan hệ xã hội, đó là cái chung, đồng thời đó là bản chất của con người. Còn những đặc điểm về cấu trúc sinh học của con người như đều có đầu, mình và các chi... đó là cái chung, nhưng không phải bản chất của con người.
- Phạm trù bản chất và phạm trù quy luật là cùng loại, hay cùng một bậc (xét về mức độ nhận thức của con người) nhưng không đồng nhất với nhau. Mỗi quy luật thường chỉ biểu hiện một mặt, một khía cạnh nhất định của bản chất còn bản chất là tổng hợp của nhiều quy luật. Vì vậy phạm trù bản chất rộng hơn và phong phú hơn quy luật.
2) Mối quan hệ biện chứng của bản chất và hiện tượng:
- Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. Sự thống nhất đó thể hiện trước hết ở chỗ bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biều hiện của bản chất.
Lênin viết: “Bản chất hiện ra. Hiên tượng là có tính bản chất”.
VD: Bản chất của thế giới hữu cơ là sự trao đổi chất; Những hiện tượng đồng hóa, dị hóa…. Là hiện tượng của bản chất.
VD: Một nền cộng hòa đúng nghĩa thì bản chất là tự do, hiện tượng của tự do thể hiện qua luật pháp như: tự do cư trú, tự do sinh sống, làm ăn….
- Bản chất nào thì hiện tượng ấy, bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ở những hiện tượng khác nhau. Bản chất thay đổi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng thay đổi theo. Hiện tượng bao giờ cũng nói lên bản chất, phản ánh bản chất. Nhưng có thể có hiện tượng nói lên đúng bản chất, có hiện tượng chỉ nói lên một mặt, thậm chí có hiện tượng xuyên tạc bản chất nhưng có chung bản chất, đều là bản chất.
VD: Bản chất của NaCl là ion Na+ và Cl-. Nếu ta thay đổi bản chất của nó, tức cho thêm dung dich NaOH thì khi cho quì tím vào sẽ xảy ra hiện tượng quì tím chuyển xanh, nghĩa là đã có sự thay đổi hiện tượng khi bản chất thay đổi.
VD: Bản chất của gió là sự chuyển động của không khí, không khí luôn luôn chuyển động từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp. Sự chuyển động của không khí gây nên hiện tượng gió. Khi không có sự chuyển động trên thì không có gió.
VD: Bản chất của giai cấp tư sản của chế độ tư bản chủ nghĩa là bóc lột giá trị thặng dư. Bản chất này được bộc lộ ra ở nhiều hiện tượng trong chủ nghĩa tư bản như bần cùng hóa giai cấp vô sản, thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ, ô nhiễm môi trường, chiến tranh. Khi không còn giai cấp tư sản, không còn chế độ bóc lột giá trị thặng dư nữa thì những hiện tượng trên cũng sẽ mất theo, con người sẽ làm chủ thực sự được tự nhiên, xã hội và bản thân mình.
VD: Người sống trung thực thì nói thẳng, nói thật, dám chịu trách nhiệm trước lời nói của mình
VD: Trông mặt mà bắt hình dong
VD: Nước mắt cá xấu
VD: Trong kinh doanh, cung nhiều hơn cầu thì hàng hóa sẽ rẻ….
- Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập. Do vậy, không phải bản chất và hiện tượng phù hợp nhau hoàn toàn mà luôn bao hàm cả sự mâu thuẫn nhau. Mâu thuẫn này thể hiện ở chỗ:
+ Bản chất là mặt bên trong của hiện thực khách quan còn hiện tượng là mặt bên ngoài của hiện thực khách quan.
VD: Bản chất tâm lý người là nhân cách. Nhân cách được thể hiện ra bên ngoài quan hệ xã hội bằng cử chỉ, hành động, cách nói, phong cách…..
Karl Marx nhận xét: “Nếu bản chất và hiện tượng của sự vật trực tiếp đồng nhất với nhau, thì mọi khoa học sẽ trở nên thừa”.
+ Bản chất là cái tương đối ổn định, biến đổi chậm còn hiện tượng không ổn định, biến đổi nhanh.
VD: Nói về bản tính con người, người Trung Quốc có câu: “Giang sơn dị cải, bản tính nan di”.
Lênin viết: “Cái không bản chất, cái bề ngoài, cái trên mặt, thường biến mất, không bám “chắc”, không “ngồi vững” bằng “bản chất”. Sự vận động của một con sông – bọt ở bên trên và luồng nước sâu ở dưới. Nhưng bọt cũng là biểu hiện của bản chất!”
- Hiện tượng phong phú hơn bản chất còn bản chất thì sâu sắc hơn hiện tượng.
VD: Bản chất của giai cấp tư sản là bóc lột giá trị thặng dư, bản chất đó được thể hiện ở rất nhiều thủ đoạn của giai cấp tư sản như tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đổi mới phương pháp quản lý, thậm chí tăng lương và cải thiện điều kiện sống, điều kiện làm việc cho công nhân... để nhằm mục đích nâng cao giá trị thặng dư cho giai cấp tư sản, cho nên nếu không tìm hiểu kỹ sẽ không thấy được bản chất thật sự của giai cấp tư sản mà chỉ thấy những biểu hiện bề ngoài của nó, không có được sự đánh giá toàn diện đúng đắn về giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản.
3) Ý nghĩa phương pháp luận:
- Buộc chúng ta phải tìm bản chất ngay trong chính sự vật, thông qua hiện tượng để xác định bản chất. Muốn nhận thức đúng sự vật, hiện tượng thì không dừng lại ở hiện tượng bên ngoài mà phải đi vào bản chất. Phải thông qua nhiều hiện tượng khác nhau mới nhận thức đúng bản chất.
VD: Để nhận thức bản chất của ánh sáng trắng, người ta phải căn cứ qua nhiều thí nghiệm như: cho ánh sáng trắng đi qua lăng kính ta thu được dải màu như cầu vòng từ đỏ đến tím và ngược lại cho quang phổ đi qua thấu kính hội tụ ta thu được ánh sáng trắng. Từ đó kết luận, bản chất ánh sáng trắng là tổng hợp của ánh sáng đơn sắc.
- Chú ý tính đa dạng trong bản chất và hiện tượng. Bản chất phản ánh tính tất yếu, tính qui luật nên trong nhận thức và thực tiễn cần căn cứ vào bản chất chứ không căn cứ vào hiện tượng thì mới đánh giá chính xác sự vật hiện tượng đó, mới có thể cải tạo căn bản sự vật.
VD: Khi quan sát, nghiên cứu nhiều hiện tượng phát triển của cây lúa, người ta nhận biết được bản chất, qui luật của nó. Từ đó, cải tạo giống lúa cho năng suất cao
- Bất kỳ hiện tượng nào cũng chứa bản chất. Bất kỳ bản chất nào cũng thông qua hiện tượng để thể hiện tính khách quan của mình.
Lênin viết rằng: "Tư tưởng của người ta đi sâu một cách vô hạn, từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một, nếu có thể nói như vậy, đến bản chất cấp hai, v.v.. cứ như thế mãi"


CÁI RIÊNG, CÁI CHUNG VÀ CÁI ĐƠN NHẤT

1) Khái niệm:
- Cái riêng (Particularity) là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định.
VD: Hà Nội, sông Cửu Long, Nguyễn văn A, thời tiết ngày hôm nay, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là những cái riêng.
Engels viết: “Thế giới không phải là một tập hợp những sự vật nhất thành bất biến, mà là tập hợp của những quá trình”.
- Cái chung (Universality) là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.
VD: Qúa trình đồng hóa dị hóa là đặc điểm chung của thực vật…..
- Cái đơn nhất (Singularity) là phạm trù để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính... chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật chất nhất định, không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất khác.
VD: Đường chỉ tay của mỗi người.
VD: Bức ảnh nàng Mona Lisa của Leonardo Da Vinci thời phục hưng.
VD: Thủ đô Hà Nội là một "cái riêng", ngoài các đặc điểm chung giống các thành phố khác của Việt Nam, còn có những nét riêng như phố cổ, có Hồ Gươm, có những nét văn hóa truyền thống mà chỉ có ở Hà Nội mới có, đó là cái đơn nhất.
Lưu ý:
Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan (không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người).
2. Quan hệ biện chứng giữa "cái riêng", "cái chung" và "cái đơn nhất":
- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Nghĩa là không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng.
VD: Qúa trình đồng hóa, dị hóa để duy trì sự sống là cái chung của cây cam, cây quýt, ổi ….. và nhiều loại khác.
- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Nghĩa là không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với cái chung.
VD của Lênin: “Ivan là người, Ivan là “cái riêng”, người là “cái chung”
VD: Mỗi con người là một cái riêng, nhưng mỗi con người không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với xã hội và tự nhiên. Không cá nhân nào không chịu sự tác động của các quy luật sinh học và các quy luật xã hội. Đó là những cái chung trong mỗi con người.
- Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung; cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái riêng. Cái riêng phong phú hơn cái chung vì ngoài những đặc điểm chung, cái riêng còn có cái đơn nhất. Cái chung là cái gắn liền với cái bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của cái riêng.
VD: Người nông dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông dân của các nước trên thế giới là có tư hữu nhỏ, sản xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn v.v., còn có đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng của văn hoá làng xã, của các tập quán lâu đời của dân tộc, của điều kiện tự nhiên của đất nước, nên rất cần cù lao động, có khả năng chịu đựng được những khó khăn trong cuộc sống.
- Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật.
VD: Sự thay đổi một đặc tính nào đấy của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường diễn ra bằng cách, ban đầu xuất hiện một đặc tính ở một cá thể riêng biệt. Do phù hợp với điều kiện mới, đặc tính đó được bảo tồn, duy trì ở nhiều thế hệ và trở thành phổ biến của nhiều cá thể. Những đặc tính không phù hợp với điều kiện mới, sẽ mất dần đi và trở thành cái đơn nhất.
3. Một số kết luận về mặt phương pháp luận
- Vì cái chung là cái sâu sắc, bản chất hơn cái riêng, do đó trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết phát hiện ra cái chung, vận dụng cái chung để cải tạo cái riêng. Nếu không hiểu biết cái chung sẽ rơi vào tình trạng mò mẫm, mù quáng.
- Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, nên bất kỳ cái chung nào khi áp dụng vào trường hợp riêng cũng cần được chú ý đến các đặc điểm cụ thể, nếu không sẽ rơi vào bệnh rập khuôn, giáo điều. Ngược lại, nếu xem thường cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng sẽ rơi vào bệnh cục bộ, địa phương chủ nghĩa.
VD: Khi áp dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng thời kỳ lịch sử ở mỗi nước để vận dụng những nguyên lý đó cho thích hợp, có vậy mới đưa lại kết quả trong hoạt động thực tiễn.
- Trong hoạt động thực tiễn cần phải tạo điều kiện cho cái đơn nhất và cái chung chuyển hóa lẫn nhau theo chiều hướng tiến bộ, có lợi.

NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC

1. Khái niệm:
- Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.
VD: Nội dung của một cơ thể động vật là toàn bộ các yếu tố vật chất như tế bào, các khí quan cảm giác, các hệ thống, các quá trình hoạt động của các hệ thống... để tạo nên cơ thể đó.
VD: Nội dung một tác phẩm văn học là toàn bộ những sự kiện của cuộc sống hiện thực mà tác phẩm phản ánh
- Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
VD: Hình thức của một cơ thể động vật là trình tự sắp xếp, liên kết các tế bào, các hệ thống... tương đối bền vững của cơ thể.
VD: Hình thức bên trong của tác phẩm đó là thể loại, những phép thể hiện được tác giả sử dụng trong tác phẩm như phương pháp kết cấu bố cục, nghệ thuật xây dựng hình tượng, các thủ pháp miêu tả, tu từ...
VD: Trong làm bài thi triết học: Thí sinh viết câu trả lời như thế nào là hình thức, viết cái gì trong bài thi là nội dung.
Bất cứ sự vật nào cũng có hình thức bề ngoài của nó. Song phép biện chứng duy vật chú ý chủ yếu đến hình thức bên trong của sự vật, nghĩa là cơ cấu bên trong của nội dung.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức:
- Không có hình thức nào tồn tại không chứa đựng nội dung, ngược lại cũng không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức xác định. Nội dung nào có hình thức đó.
VD: Nội dung đổi mới trong giáo dục nước ta hiện nay nhằm phát triển nhân cách, tâm lực, trí lực của người học. Hình thức là đổi mới sách giáo khoa, phương pháp dạy học……
VD: Nội dung phát triển kinh tế nước ta hiện nay là thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cơ bản đến năm 2010 trở thành nước công nghiệp phát triển theo hường hiện đại. Hình thức là đa phương hóa, đa dạng hóa các loại hình kinh tế, kêu gọi đầu tư nước ngoài…..
- Cùng một nội dung trong tình hình phát triển khác nhau có thể cò nhiều hình thức, và ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác nhau.
VD: Quá trình sản xuất ra một sản phẩm có thể bao gồm những yếu tố nội dung giống nhau như: con người, công cụ, vật liệu... nhưng cách tổ chức, phân công trong quá trình sản xuất có thể khác nhau.
- Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động phát triển của sự vật nhưng nội dung dễ biến đổi, còn hình thức là tương đối bền vững. Để sự vật phát triển được, đến một lúc nào đó, hình thức nhất định phải thay đổi cho phù hợp sự phát triển của nội dung.
VD: Mỗi giai đoạn phát triển nền kinh tế trong lịch sử thì nội dung là nhân tố con người phát triển đến một trình độ nhất định đòi hỏi hình thức kinh tế phải thay đổi cho phù hợp với yêu cầu xã hội. Điều đó dẫn đến sự biến đổi từ chế độ công xã nguyên thủy đến chế độ chiếm hữu nô lệ; chế độ phong kiến; chế độ tư bản chủ nghĩa….
- Hình thức phù hợp với nội dung thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nội dung phát triển. Hình thức không phù hợp với nội dung sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát triển của nội dung.
VD: Trong mười năm thực hiện chế độ bao cấp ở nước ta đã làm kìm hãm sự phát triển của đất nước. Nhưng từ sau đổi mới cho đến nay, chúng ta xây dựng kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường…. đã tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển.
3) Ý nghĩa phương pháp luận:
- Trong nhận thức không được tách rời tuyệt đối hóa giữa nội dung và hình thức. Đặc biệt cần chống chủ nghĩa hình thức.
- Trong hoạt động thực tiễn cải tạo xã hội cần phải chủ động sử dụng nhiều hình thức khác nhau, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của hoạt động cách mạng trong những giai đoạn khác nhau.
- Trong hoạt động thực tiễn phải thường xuyên đối chiếu giữa nội dung và hình thức và làm cho hình thức phù hợp với nội dung để thúc đẩy nội dung phát triển.

KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC

1. Khái niệm:
- Phạm trù hiện thực được dùng để phản ánh những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự.
VD: Sinh viên thi đậu đại học và đang theo học tại khoa Giáo dục Chính trị trường đại học sài gòn là hiện thực.
- Phạm trù khả năng được dùng để chỉ những gì hiện chưa có, nhưng sẽ có, sẽ tới khi có các điều kiện tương ứng.
VD: Sinh viên học bài đầy đủ, tham gia học tốt, tích cực phấn đấu học hỏi trong học tập….thì thi đậu, tốt nghiệp ra trường là khả năng sẽ sảy ra.
VD: Trước mắt ta là một đống gạch, si măng, đá…. Là hiện thực. Thì khả năng sảy ra là sẽ có một ngôi nhà.
Lưu ý:
- Khả năng là "cái hiện chưa có" nhưng bản thân khả năng để xuất hiện sự vật đó thì tồn tại.
VD: Trước mắt ta có đủ gỗ, cưa, bào, đục, đinh... đó là hiện thực. Từ đó nảy sinh khả năng xuất hiện một cái bàn. Trong trường hợp này, cái bàn là chưa có, chưa tồn tại trên thực tế nhưng khả năng xuất hiện cái bàn thì tồn tại trên thực sự.
- Mọi khả năng đều là khả năng thực tế. Phân biệt khả năng thành: Khả năng tất nhiên (được hình thành do quy lật nội tại) và khả năng ngẫu nhiên (do các tương tác ngẫu nhiên)
VD: Gieo hạt ngô xuống đất, khả năng hạt ngô sẽ nảy mầm, mọc thành cây và lại do những hạt ngô mới là khả năng tất nhiên, nhưng cũng có khả năng hạt ngô bị chim ăn hoặc bị sâu bệnh phá hoại nên không thể nảy mầm, không thể phát triển thành cây, cho hạt được. Khả năng này do những tác động có tính ngẫu nhiên quy định nên được gọi là khả năng ngẫu nhiên.
- Trong khả năng tất nhiên lại bao gồm khả năng gần và khả năng xa.
VD:
2. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực:
- Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau, thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật.
VD: Một công ty có sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng thì sản phẩm sẽ được tiêu thụ nhanh chóng trên thị trường.
- Cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể tồn tại nhiều khả năng chứ không phải chỉ một khả năng.
VD: một sinh viên chăm chỉ trong học tập thì đi thi khả năng sẽ đạt kết quả cao nhưng có thể vì một lý do nào đó mà đi thi đạt kết quả thấp – điều đó có thể sảy ra.
- Trong hiện thực mới nảy sinh khả năng mới, khả năng mới nếu có những điều kiện lại biến thành hiện thực mới.
VD: Nước ta vốn là nước kinh tế kém phát triển, mức sống của nhân dân còn thấp, nhưng lại phải trải qua cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt để hội nhập. Nếu chúng ta không nhanh chóng vươn lên thì khả năng càng tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới và sự bất lợi về mở rộng sản xuất kinh doanh, trao đổi buôn bán càng lớn.
- Để khả năng biến thành hiện thực, thường cần không phải chỉ một điều kiện mà là một tập hợp nhiều điều kiện.
VD: Để một hạt thóc có khả năng nảy mầm, cần một tập hợp các điều kiện như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, áp suất...
- Trong đời sống xã hội, hoạt động có ý thức của con người có vai trò hết sức to lớn trong việc biến khả năng thành hiện thực. Không thấy vai trò của nhân tố chủ quan của con người sẽ rơi vào sai lầm hữu khuynh chịu bó tay, khuất phục trước hoàn cảnh. Tuy nhiên cũng không được tuyệt đối vai trò của nhân tố chủ quan mà xem thường những điều kiện khách quan. Như vậy chúng ta dễ rơi vào sai lầm chủ quan, mạo hiểm, duy ý chí.
3. Một số kết luận về mặt phương pháp luận:
- Trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực, không được dựa vào khả năng để định ra chủ trương, phương hướng hành động của mình. Tuy nhiên, cũng phải tính đến các khả năng để việc đề ra chủ trương, kế hoạch hành động sát hợp hơn.
- Trong xã hội, chúng ta phải chú ý đến việc phát huy nguồn lực của con người, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi con người đề biến khả năng thành hiện thực thúc đẩy xã hội phát triển.
- Tuy nhiên cũng cần tránh hai thái cực sai lầm, một là: tuyệt đối hóa vai trò nhân tố chủ quan; hai là: hạ thấp vai trò nhân tố chủ quan trong việc biến khả năng thành hiện thực.

1 nhận xét:

  1. thank chi.bai viet kha hay.mong hoc hoi o chi that nhieu. e dang dau dau voi mon triet lam.dac biet o phan lay vi du minh hoa. facebook cua e la kinhcannle@gmail.com ( nguyễn hoàng cường)mong duoc ket ban voi chi

    Trả lờiXóa