Thứ Ba, 22 tháng 6, 2010

KHÁI LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT HỌC.

I./ TRIẾT HỌC LÀ GÌ?
a) Khái niệm triết học:
- Thuật ngữ triết học có nguồn gốc từ người hy lạp cổ. Được ghép từ hai từ:"Philos"-yêu mến và "sophia"-sự thông thái. Như vậy, Philosophia với ý nghĩa là yêu mến sự thông thái.
- Người đầu tiên đưa là khái niệm về triết học là Pitago (580 – 500).
- Căn cứ xác định Pitago đưa ra khái niệm Philosophia với nghĩa là triết học được lưu giữ trên giấy da.
- Platon (427 – 347) là nhà triết học duy tâm khách quan đầu tiên. Ông tách triết học ra thành một khoa học bình đẳng, ra khỏi các môn khoa học khác.
- Vì sao nói philosophy (tiếng Anh) là vay mượn của Hylap?
+ Vì triết học anh ra đời muộn hơn ở Hylap – La mã.
+ Vì tiếng anh mượn mẫu tự la tinh để sử dụng trong chữ viết của mình.
- Trung quốc: Trí
- Nho giáo: Biết những gì anh biết và biết những gì anh không biết.
- Triết học: Là thái độ sống chứ không phải là mục đích sống.
- Việt nam: Bắt nguồn từ tiếng hán.
Tóm lại: Cả phương đông và phương tây thì triết học đều chung một cách nhìn nhận là ái trí (yêu mến sự thông thái).
Định nghĩa: Triết học là khoa học về những quy luật chung nhất của thế giới.
- Thế giới ở đây được hiểu là thế giới khách quan bao hàm: tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
b) Nguồn gốc: (khoảng 2600 năm trước)
Trong đời sống xã hội và ngay cả bản thân đời sống của con người có rất nhiều sự việc, hoàn cảnh gây ra những điều làm cho con người phải ngạc nhiên và thúc giục, kích thích phải tìm hiểu, phải lý giải. Đó chính là những nguồn gốc để con người suy tư triết lý, để làm triết học.
Aristote nói: "Chính sự ngạc nhiên thôi thúc người ta triết lý".
- Nguồn gốc nhận thức: Sự hình thành của tư duy logic (khi có giai cấp trong xã hội). Triết học là một hình thái ý thức xã hội có tính chất khái quát và tính trừu tượng cao. Do đó triết học chỉ xuất hiện khi con người đã có trình độ tư duy trừu tượng phát triển ở mức độ nhất định.
- Nguồn gốc xã hội: Triết học ra đời trong xã hội chiếm hữu nô lệ. Khi xã hội phân chia giai cấp, xuất hiện sự phân công lao động trí óc và lao động chân tay. Những người lao động trí óc khái quát những hiểu biết của mình thành hệ thống tri thức chung nhất về thế giới.
Hình thành giai cấp trong xã hội -> mâu thuẫn xã hội.
Emmanuel Kant: “Triết học sẽ phản bội chính mình nếu như nó trở thành giáo điều”.
Triết học mang tính khách quan không đại diện cho chính trị, không có tính giai cấp, tính Đảng, tính xu hướng….

II./ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC CHỦ NGHĨA DUY VÂT VÀ CHỦ NGHĨA DUY TÂM:
- Triết học là hệ thống những quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó; nó đã có lịch sử ra đời và phát triển trên 2000 năm trong lịch sử tư tưởng nhân loại.
Friedrich Engels (1820 – 1895): “vấn đề cơ bản của triết học nhất là triết học hiện đại là quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức”
Hêghen (1770 – 1831): “Ý niệm tuyệt đối”
Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Thừa nhận ý thức có trước, và quyết định vật chất. Nhưng ý thức của chủ nghĩa duy tâm khách quan là ý thức khách quan, có trước và tồn tại độc lập với con người.
Chuyển hóa qua 3 giai đoạn:
+ Thuần chất tư duy
+ Chuyển hóa thành tự nhiên (tha hóa)
+ Là giao đoạn quan niệm tuyệt đối phủ định tự nhiên trở về bản thân, chuyển hóa trong lĩnh vực tư duy, từ đó bắt đầu tư duy con người
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: Thừa nhận ý thức có trước, và quyết định vật chất
+ Beccoli (1684 – 1753) người Anh: “Mọi vật đều là sự phối hợp của những cảm giác hoặc tồn tại nghĩa là để cho người ta cảm thấy được”
+ Đơcacto: “tôi suy nghĩ vậy tôi tồn tại”
-Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, mỗi mặt trả lời cho một câu hỏi lớn.
Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào quyết định cái nào?
Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Trả lời cho hai câu hỏi trên liên quan mật thiết đến việc hình thành các trường phái triết học và các học thuyết về nhận thức của triết học:
+ Nhất nguyên luận: Cùng xuất phát trên quan điểm của một thực thể (hoặc là vật chất, hoặc là ý thức) là nguồn gốc của thế giới.
+ Nhị nguyên luận: Nguyên lý của thực thể sinh ra ở hai thực thể khác nhau ở cả vật chất và tinh thần. Thừa nhận vật chất và ý thức tồn tại hoàn toàn độc lập với nhau, và thừa nhận cả hai nguyên thể là nguồn gốc của thế giới.
=> Cả hai sinh ra đấu tranh, tồn tại, chuyển hóa và sinh ra thế giới. Xét cho cùng nó là sự dung hòa giữa duy vật và duy tâm. Nhưng nó cũng chỉ là chủ nghĩa duy tâm.
+ Con đường thứ 3 của triết học (triết học triết trung): quan điểm cái có trước là yếu tố trung gian. Cái gì không có tính quy định rõ rệt, hoặc là kinh nghiệm, là cái có thật……

III./ PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG VÀ SIÊU HÌNH:
1) Phương pháp biện chứng:
Các thời kỳ:
* Thời kỳ cổ đại – hy lạp:
+ Hêraclitus (540 – 480): “Không thể tắm hai lần trên một giòng sông”. Xây dựng cách nhìn biện chứng đầu tiên về thế giới, nhìn thấy các mặt đối lập và mâu thuẫn bên trong sư vật.
VD: Nóng sinh ra lạnh…..
Kết luận của Hêraclit: “vũ trụ không hề yên tĩnh, bất động bởi vì nó là sự tĩnh của vật chất, mọi vật đều không ngừng vận động”.
* Thời kỳ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX:
Hêghen: “khôi phục PBC cổ đại, nâng nó lên tầm cao và hoàn thiện PBC”. Trong tác phẩm “học thuyết về sự tiến hóa và biến hóa”. Ông chứng minh: “toàn bộ thế giới lịch sử và tự nhiên là một quá trình duy nhất đang vận động, tiến hóa, phát triển không ngừng và mâu thuẫn nội tại là nguồn gốc của sự tự thân vận động. ông cho rằng giải quyết vấn đề bên trong sự vật.
Tuy nhiên, PBC của ông mang tính duy tâm nên giá trị thấp vì nó mang tính thần bí, kinh viện, bóp méo sự thật, hướng về quá khứ, do đó nó ít có giá trị khoa học. và nó cũng ít thay đổi.
+ Karl Marx (1818 – 1883: hoàn thiện PBC gọi là PBC duy vật.
* Nội dung PBC duy vật của Karl Marx (1818 – 1883):
- Mối liên lệ phổ biến (nguyên lý 1).
Thiếu
- Vận động:
+ Vận động biến đổi.
+ Mọi biến đổi nói chung đều được hiểu chung đó là sự vận động vật chất.
- Tự thân vận động:
+ Là do sự đấu tranh, giải quyết các mặt bên trong của sự vật.
VD: Lịch sử luôn thay đổi, thời đại này mất đi thời đại khác lại đến.
- Phát triển (nguyên lý 2)
+ Từ kết cấu thấp -> cao; chưa hoàn thiện -> hoàn thiện; từ đơn giản -> phức tạp….
Lênin hình dung con đường phát triển của thế giới là con đường xoáy trôn ốc. Xu hướng chung vẫn là con đường vận động đi lên.
* Biện chứng là: Sự vận động tự nhiên, khách quan của mọi sự vật, hiên tượng, tương quan môi trường, điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài.
- Biện chứng khách quan: là biện chứng của bản thân thế giới hiện thực, luôn được thực hiện mà không cần đến vai trò của con người. (đó là sự thay đổi của thế giới mà không cần con người biết).
VD: Sụ phát triển của cây xanh…..
- Biện chứng chủ quan: Được con người hiểu biết và trở thành tri thức con người. là sự phản ánh biện chứng khách quan vào trong ý thức con người.
VD:
* Phương pháp siêu hình:
+ Người khởi xướng: Arittot (384 – 322)
+ Khi con người không bàn luận về hữu hình thì nó là siêu hình. Bên ngoài vật chất.
VD: Ý chí, thượng đế…..
Siêu hình học đối lập với vật lý học.
+ Đánh giá của các nhà khoa học sau này: Arittot là bộ óc bách khoa toàn thư.
VD: Xây dựng nhà nươc theo quan điểm tam quyền phân lập…… nền cộng hòa……
Khi ra đời còn sơ lược và trong quá trình phát triển có lúc bị vùi dập và được phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ XV – XVIII.
Nội dung phương pháp siêu hình (4 nội dung):
- Sự vật, hiện tượng tồn tại độc lập, tách biệt, cô lập nhau.
- Không thừa nhận cuộc đấu tranh bên trong sự vật là nguồn gốc vận động.
- Cho phát triển chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi của số lượng.
- Thế giới tồn tại một trạng thái thực tại, bất động.

Đó là sự đối lập của phương pháp biện chừng và phương pháp siêu hình.

So sánh phương pháp biện chứng và siêu hình?????
Phương pháp biện chứng Phương pháp siêu hình trong
- Phương pháp biến chứng là phương pháp xem xét sự vật trong mối liên hệ phổ biến, trong sự vận động biến đổi không ngừng. - Phương pháp siêu hình là phương pháp xem xét sự vật một cách cô lập tách rời.
-Vừa thấy sự tồn tại, phát triển và tiêu vong. - Chỉ thấy tồn tại mà không thấy phát triển và tiêu vong.
- Xem xét sự vật ở cả trạng thái tĩnh và trạng thái động. - Chỉ thấy trạng thái tĩnh mà không thấy trạng thái động.
- Vừa thấy cây vừa thấy rừng, vừa thấy bộ phận vừa thấy toàn thể. - Chỉ thấy cây không thấy rừng, chỉ thấy bộ phận mà không thấy toàn thể.
- Vừa thấy sự riêng biệt vừa thấy có mối liên hệ qua lại. - Chỉ thấy sự riêng biệt không có mối quan hệ qua lại.
Như vậy qua sự so sánh trên ta thấy phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình là hai phương pháp triết học đối lập nhau trong cách nhìn nhận và cách nghiên cứu thế giới. Chỉ có phương pháp biện chứng mới là phương pháp thực sự khoa học.


Câu 5: Phân tích những điều kiện và tiền đề của sự ra đời triết học Mác-Lênin
Trả lời: * Những điều kiện và tiền đề của triết học Mác:
- Điều kiện về nền kinh tế xã hội.
Vào những năm 40 ở thế kỷ 19, CNTB đã phát triển thành một hệ thống kinh tế đặc biệt là ở các nước Tây Âu như Anh và Pháp chính sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những mâu thuẫn vốn có của nó.
Mâu thuẫn lực lượng sản xuất >< Quan hệ sản xuất.
Xã hội hóa Tư hữu TBCN
Mâu thuẫn này được biểu hiện về mặt xã hội thành đối lập giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Do đó vào những năm 40 thế kỷ 19 phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ, họ ý thức được lợi ích căn bản của giai cấp mình. Vào thời này sự xuất hiện của triết học Mác đã làm cho phong trào công nhân chuyển sang một giai đoạn mới.
- Những tiền đề lý luận:
Mác và Ănghen đã kế thừa và tiếp tục hoàn thiện những hệ tư tưởng sau.
+ Triết học cổ điển Đức tiêu biểu là: Kant, Heghen, PhơBach.
+ Kế thừa kinh tế chính trị học của Anh: Xmit, Ricacđô...
+ Kế thừa chủ nghĩa xã hội không tưởng của Pháp Xanhxmông, Phunê….
+ Đối với Hêghen, Mác và Ănghen đã tước bỏ đi các hình thức thần bí và phát hiện ra hai nhận hợp lý cho pháp biện chứng của Hecghen.
+ PhơBach các ông kế thừa những quan điểm duy vật để xây dựng nên quan điểm duy vật về lịc sử.
- Những tiền đề về mặt KHTN.
Vào những năm 30 đến những năm 50 của thế kỷ 19 KHTN đã có phát minh vĩ đại.
+ Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng nó đã chứng minh rằng các hình thức vận động của vật chất không tách rời nhau.
+ Thuyết tế bào đã chứng minh sự thống nhất bên trong của các cơ thể sống.
+ Thuyết tiến hóa của ĐácUyn. Tiến hóa
Xã hội (Phản động) hô hào chiến tranh.
Ba phát minh góp phần chứng minh cho tính thống nhất của TG.
Sự ra đời của triết học Mác cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác là một tất yếu lịch sử bởi vì nó không chỉ phản ánh thực tế xã hội đương thời mà còn là sự phát triển hợp lôgic của lịch sử tư tưởng nhân loại.

Câu 6: Vì sao nói sự ra đời triết học Mác là một tất yếu?
Trả lời: Sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu vì:
* Về điều kiện khách quan:
- Triết học Mác ra đời là do những yêu cầu của thực tiễn xã hội ở thế kỷ 19 đòi hỏi. Đó chính là thực tiễn đấu tranh của phong trào công nhân cấp thiết cần có một lý luận đúng đắn chỉ đường. Triết học Mác ra đời là đáp ứng nhu cầu ấy.
- Triết học Mác ra đời chính là sự phát triển hợp lôgic của lịch sử tư tưởng nhân loại. Nó dựa trên những tiền đề về lý luận và những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên thế kỷ 19.
- Đó chính là tính tất yếu khách quan cho sự ra đời của triết học Mác.
* Về điều kiện chủ quan:
Trong thời kỳ triết học Mác xuất hiện, không thiếu những bộ óc vĩ đại thiên tài như PhơBách, sâu sắc như Hêghen... nhưng họ cung không xây dựng được lý luận Mác xít. Chỉ có Mác Ănghen mới là người xây dựng nên học thuyết học.
Triết học Mác ra đời là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài, bền bỉ lẫn lộn trong thực tế phong trào công nhân của Mác và Ănghen. Đồng thời nó cũng là kết quả của tư duy khoa học của hai ông. Các ông đã nắm bắt và sử dụng thành công phương pháp biện chứng duy vật khi xây dựng học thuyết triết học.
Học thuyết triết học Mác ra đời là một tất yếu lịch sử và học thuyết đó do Mác Ănghen sáng lập nên cũng là một tất yếu.
Triết học Mác là một giai đoạn phát triển cao nhất của tư tưởng triết học nhân loại.

Câu 7: Vì sao nói sự ra đời của triết học Mác là một bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học?
Trả lời: Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ănghen thực hiện.
- Triết học Mác ra đời đã khắc phục được sự lệch rời giữa TG quan duy vật và phép biện chứng tạo ra hình thức cao nhất của chủ nghĩa duy vật đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và hình thức cao nhất của phép biện chứng là biện chứng duy vật.
- Việc sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử là một trong những phát hiện vĩ đại trong cuộc cách mạng do Mác và Ănghen thực iện trong TH.
- Sự ra đời của triết học Mác đã làm cho vai trò, vị trí của triết học và quan hệ giữa triết học với các KH khác có sự thay đổi.
- TH Mác không chỉ giải thích TG mà chủ yếu là để cải tạo TG.
- TH Mác còn là TG quan KH của giai cấp công nhân, nó chỉ ra cho giai cấp công nhân con đường đấu tranh để giải phóng Mác nói "giống như TH tìm thấy ở giai cấp vô sản mới vũ khí vật chất thì giai cấp vô sản tìm thấy ở triết học một vũ khí tinh thần".
- TH Mác có sự gắn bó giữa tính KH với tính CM giữa lý luận với thực tiễn. Đó là triết học sáng tạo.


Câu 10: Phân tích đối tượng và đặc điểm của triết học Mác-Lênin.
Trả lời:
a. Đối tượng nghiên cứu:
TH Mác Lênin trên cơ sở giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản TH:
TH Mác Lênin đã tập chung nghiên cứu những quy luật vận động và phát triển chung nhất của tự nhiên, XH và tư duy.
VD: Sinh viên thì phải học tập đó là quy luật tất nhiên
Quy luật đặc thù đó là khoa học cụ thể nghiên cứu như: Vật lý, hóa học, sinh học, xã hội học.
Quy luật chung nhất do triết học nghiên cứu quy luật chung không tách rời quy luật đặc thù cho nên triết học cũng không tách rời khoa học cụ thể.
- Đặc điểm của triết học Mác Lênin - có 3 đặc điểm.
* Sự thống nhất giữa tính Đảng và tính khoa học.
Tính Đảng của triết học chính là muốn nói triết học đó thuộc CNDV và CNDT. Tính giai cấp của triết học là muốn nói nó là quan điểm của giai cấp nào trong xã hội, nó bảo vệ lợi ích của giai cấp nào.
- Triết học nào cũng có tính Đảng và tính giai cấp triết học Mác Lênin là triết học dịch vụ, là thế giới quan của giai cấp vô sản, bảo vệ lợi ích của giai cấp vô sản. Đó là tính Đảng và tính giai cấp của triết học.
- Tính Đảng của triết học thống nhất với tính khách quan khoa học cơ sở của sự thống nhất hay là ở chỗ giai cấp vô sản ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất hiện đại, lợi ích của giai cấp vô sản phù hợp với xu hướng phát triển của lịch sử. Do đó phản ánh và bảo vệ lợi ích của giai cấp vô sản cũng tức là phản ánh đúng quy luật phát triển của lịch sử. Triết học Mác Lênin vừa có tính Đảng vừa có tính khoa học. Tính Đảng càng cao, tính khoa học càng sâu sắc.
+ Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
Sự ra đời của triết học Mác Lênin gắn với thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản, gắn với quá trình phát triển lịch sử xã hội TB và của KHTN giữa thế kỷ 19.
+ Triết học Mác Lênin ra đời lại tác động tích cực đến những phong trào cách mạng của giai cấp vô sản và trở thành cơ sở thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn cho sự nghiên cứu khoa học cụ thể, Lênin đã khẳng định sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc cơ bản của triết học Mác Lênin.
+ Tính sáng tạo của triết học Mác Lênin: Do triết học Mác Lênin luôn gắn liền với thực tiễn xã hội, với hoạt động nghiên cứu khoa học, là sự khái quát các thành tựu khoa học và khái quát thực tiễn, vì vậy nó luôn vận động và phát triển. Triết học luôn được bổ sung và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội và khoa học.
- Triết học Mác Lênin không chấp nhận cái gì là tĩnh tại vĩnh viễn, giáo điều mà luôn phải biến đổi phù hợp với điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang phát triển nhanh, đòi hỏi triết học Mác Lênin phải đổi mới nhiều, chống tư tưởng giáo điều biến những quan điểm của triết học Mác Lênin thành công thức vạn năng.
- Tính sáng tạo là đặc điểm thuộc về bản chất của triết học Mác Lênin.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét